Thai lưu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử trí

17, Tháng 5, 2023 |

ADMINISTRATOR

Views Count 399
Comments Count

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa - Sản Phụ Khoa - Hệ Thống Y Khoa Diamond TP. HCM.

 

Thai lưu là tình trạng thai nhi đã hình thành nhưng không thể tiếp tục phát triển được trong tử cung của người mẹ. Tuy nhiên, đây là điều không ai mong muốn xảy ra, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ.

 

Thai lưu

 

Thai lưu là hiện tượng thai nhi chết lưu trong bụng mẹ trước khi được đẩy ra ngoài và có trọng lượng trên 500 gam. Thai lưu được chia làm 2 nhóm:

 

Thai lưu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử trí

 

Thai lưu dưới 20 tuần: do bất thường về cấu trúc di truyền hoặc nhiễm trùng tế bào thai.

 

Thai lưu sau 20 tuần được chia thành các giai đoạn: 

 

- Thai lưu sớm xảy ra từ tuần thứ 20 - 27.

 

- Thai lưu muộn xảy ra từ tuần thứ 28 - 36.

 

- Thai đủ tháng xảy ra sau tuần thứ 37.

 

Dấu hiệu thai lưu

 

Giai đoạn đầu thai kỳ, thai phụ thường sẽ khó nhận biết được thai lưu, vì thai 8 tuần còn rất nhỏ. Một số trường hợp, thai phụ vẫn nghén như bình thường. Tuy nhiên, sau khi thai lưu sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

 

Thai lưu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử trí

 

- Đau bụng vùng dưới rốn

 

- Người mẹ sẽ không cảm nhận thai nhi cử động hay đạp, đau bụng, không còn dấu hiệu thai nghén.

 

- Âm đạo chảy máu nâu hoặc đen.

 

- Bụng không phát triển lớn hơn.

 

- Đầu vú đột nhiên căng to ra và có tiết sữa non.

 

- Vỡ nước ối, siêu âm thai không còn nghe thấy tim thai.

 

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thai lưu

 

Thai lưu do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do thai phụ hoặc thai nhi. Tuy nhiên, có khoảng 20-50% thai lưu mà không rõ nguyên nhân. Một số nguyên nhân gây thai lưu tuần thứ 8 như:

 

Nguyên nhân từ phía thai phụ

 

Thai phụ mắc bệnh như: cảm cúm, viêm gan, giang mai, quai bị, sốt rét,...

 

Thai lưu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử trí

 

Bệnh mãn tính như: tăng huyết áp, bệnh tim, viêm thận, suy gan, lao phổi,...

 

Bệnh nội tiết như: thiểu năng giáp trạng, tiểu đường,...

 

Tử cung dị dạng, phát triển kém.

 

Sản phụ mang thai trên 40 tuổi, dinh dưỡng kém,...

 

Nguyên nhân từ phía thai nhi

 

Dị tật thai nhi: khi thai nhi đang phát triển thì gặp phải những bất thường dẫn đến dị dạng như: não úng thủy, phù nhau thai,...

 

Thai lưu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử trí

 

Rối loạn nhiễm sắc thể: do di truyền từ bố mẹ, rối loạn trong quá trình phân chia NST hoặc do sự đột biến trong quá trình thụ tinh.

 

Dây rốn quấn quanh cổ và các chi, dây rốn bị thắt nút, chèn ép, xoắn, bánh rau, nước ối hay tử cung bất thường,...

 

Cách xử trí khi thai lưu

 

Sử dụng thuốc: đây là biện pháp xử trí nhanh chóng, an toàn và tránh được những tổn thương đến tử cung của người mẹ.

 

Hút thai: phương pháp dùng để lấy thai ra ngoài nhanh nhất. Vì nếu thai nhi còn trong bụng mẹ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

 

Tâm lý: Người thân cần quan tâm, chăm sóc và thường xuyên động viên để người vợ được an ủi, tránh suy nghĩ tiêu cực và lấy lại trạng thái cân bằng. 

 

Chế độ dinh dưỡng: Thai phụ sẽ mất một lượng máu và ảnh hưởng ít nhiều đến các cơ quan trong cơ thể. Cần chú ý về chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm protein, vitamin, sắt,... nhằm đề phòng thiếu máu.

 

Kế hoạch mang thai lại: Người mẹ cần có thời gian ổn định tinh thần và sức khỏe. Do đó, khoảng thời gian tốt cho lần mang thai lại ít nhất là sau 6-12 tháng.

 

Trong suốt thời gian thai kỳ, các bà mẹ cần chăm sóc sức khỏe và nên khám thai định kỳ để nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ gây hại cho mẹ và bé.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (028) 3773 4017 hoặc đặt lịch trực tiếp website www.sog.vn trên toàn Hệ Thống để được hỗ trợ nhanh chóng.  

 

Xem thêm gói khám sức khỏe sinh sản tại Hệ thống Phòng Khám.

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

MRI có tầm soát được dị tật thai nhi từ tuần 12 - 15  không?

31, Tháng 5, 2024 |

Admin

MRI có tầm soát được dị tật thai nhi từ tuần 12 - 15  không?

MRI không được sử dụng thường xuyên để tầm soát dị tật thai nhi trong giai đoạn 12-15 tuần vì đây không phải là thời điểm tối ưu để sử dụng công nghệ MRI cho mục đích này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, MRI có thể được cân nhắc sử dụng sớm hơn trong thai kỳ. Dưới đây là lý do và chi tiết về việc sử dụng các phương pháp khác nhau trong tầm soát dị tật thai nhi sớm.
Views Count 998
Comments Count
Đọc thêm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond