31, Tháng 5, 2024 |
16, Tháng 5, 2023 |
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ Khoa Sản Phụ Khoa - Hệ Thống Y Khoa Diamond TP. HCM.
Ốm nghén là dấu hiệu cho biết phụ nữ đang mang thai. Hầu hết các sản phụ đều phải trải qua các cơn nghén trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên cũng tùy vào cơ địa mỗi người mà tình trạng thai nghén xảy ra khác nhau.
Ốm nghén là tình trạng mẹ bầu cảm thấy buồn nôn và nôn trong quá trình mang thai. Thông thường có đến 3⁄4 mẹ bầu cảm thấy buồn nôn hoặc nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ và 1⁄2 số người chỉ nôn ói. Tùy vào thể trạng mỗi người mà các cơn nghén sẽ có tần suất và triệu chứng khác nhau.
Ốm nghén khiến mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, mất nước và sức khỏe suy giảm.
Một số trường hợp sản phụ sẽ có khả năng ốm nghén cao hơn những người khác:
- Mẹ bầu có tiền sử ốm nghén ở lần mang thai trước.
- Phụ nữ có tiền sử buồn nôn hoặc nôn khi dùng thuốc tránh thai.
- Sản phụ mang bầu đa thai khiến nồng độ hCG, estrogen hoặc các hormone khác trong người mẹ cao hơn.
- Mẹ bầu dễ bị say tàu xe và hay đau nửa đầu.
- Sản phụ mang thai lần đầu.
Thông thường cơn ốm nghén sẽ xuất hiện ở tuần thứ 4- 6 của thai kỳ và diễn ra trong suốt 3 tháng đầu mang thai khi phôi thai đã ổn định trong buồng tử cung.
Thời gian ốm nghén của mỗi sản phụ là khác nhau. Có mẹ bầu bị ốm nghén trong kỳ mang thai sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau tuần thứ 14. Tuy nhiên, cũng có mẹ bầu phải mất thêm một tháng nữa mới có thể trở lại bình thường.
Ốm nghén ở phụ nữ mang thai có rất nhiều nguyên nhân. Cụ thể:
- Ốm nghén xảy ra do một loại hormone thai kỳ hay còn gọi là hormone HCG tăng nhanh, nồng độ HCG càng cao, mức độ ốm nghén cũng nặng hơn.
- Hormone progesterone tăng nhanh gây ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Khi hormone này khiến thức ăn trong dạ dày khó tiêu hóa hơn nên mẹ bầu hay bị đầy hơi, chướng bụng, gây buồn nôn và nôn.
- Phụ nữ mang thai có tiền sử gia đình khi mang thai đều bị ốm nghén.
- Hệ thần kinh nhạy cảm, thính giác trở nên nhạy bén hơn với các loại thực phẩm và mùi vị gây cảm giác buồn nôn, khó chịu...
- Tránh các mùi gây kích thích buồn nôn như: thức ăn có mùi, mùi nước hoa,...
- Tránh thực phẩm chứa chất béo: đồ chiên rán, chua, cay, gia vị nhiều gây kích ứng hệ tiêu hóa của mẹ bầu;
- Không nên để dạ dày trống rỗng: Mẹ bầu nên ăn nhiều bữa và đồ ăn nhẹ trong ngày. Mẹ bầu không nên nằm ngay sau khi ăn, hãy đi lại nhẹ nhàng để quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
- Gừng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giảm buồn nôn ở phụ nữ mang thai như: trà gừng, mứt gừng, kẹo gừng,...
- Nếu tình trạng buồn nôn không giảm, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời như bổ sung chất điện giải, dùng thuốc chống ói,...
Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (028) 3773 4017 hoặc đặt lịch trực tiếp website www.sog.vn trên toàn Hệ Thống để được hỗ trợ nhanh chóng.
Xem thêm gói khám sức khỏe sinh sản tại Hệ thống Phòng Khám.
31, Tháng 5, 2024 |
17, Tháng 5, 2023 |
26, Tháng 5, 2023 |
13, Tháng 7, 2023 |
12, Tháng 11, 2024 |
10, Tháng 5, 2023 |