10, Tháng 5, 2023 |
16, Tháng 5, 2023 |
Bài viết được tham vấn bởi đội ngũ Bác sĩ Khoa Sản phụ khoa - Hệ Thống Y Khoa Diamond TP. HCM.
Lần đầu làm mẹ, bạn cần chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai. Cần lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và thay đổi thói quen có lợi cho việc mang thai. Giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh, tránh khỏi các nguy cơ: động thai, sảy thai, thai phát triển không bình thường,...
Sau đây là những điều cần lưu ý cho các mẹ bầu khi mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ:
Luôn đảm bảo thời gian từ khi quan hệ đến khi có thai luôn được theo dõi sát sao, nhằm bảo vệ thai nhi tránh các tác động mạnh từ bên ngoài.
Việc phát hiện thai sớm giúp cho mẹ chủ động thay đổi thói quen đi đứng, ăn uống hợp lý hơn, tránh các vận động mạnh như chạy, nhảy... sẽ dẫn tới động thai nguy hiểm.
Các dấu hiệu có thai đó là: trễ kinh, máu báo thai, cơ thể mệt mỏi nhiều, đi tiểu nhiều hơn bình thường, chán ăn, chóng mặt, đau đầu hoặc dễ buồn nôn, ngực bị căng tức, nhũ hoa sẽ chuyển sang màu sẫm hơn, thử thai 2 vạch…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sảy thai, phần lớn thường xảy ra trong giai đoạn từ 7-13 tuần đầu tiên của thai kỳ. Thậm chí, nhiều chị em bị sảy thai mà không biết mình đang có thai.
Do đó, cần phát hiện sớm có thai giúp gia tăng tỷ lệ sinh con được khỏe mạnh. Nguyên nhân bị sảy thai có thể do thai dị dạng, sai lệch nhiễm sắc thể trong lúc quá trình phân bào, do tiền sử gia đình và bản thân,...
Người mẹ mang thai và sinh con nên cách nhau 24 tháng để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và đứa trẻ. Mẹ càng lớn tuổi sẽ sinh con càng khó, nguy cơ xảy ra các biến chứng cao hơn. Nếu sinh con quá dày, khi 2 lần sinh nở cách nhau là 6 tháng, tỷ lệ đẻ non đứa sau rất cao, tăng đến 59% so với cách nhau 18 tháng.
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần tránh các hoạt động mạnh, nên chọn những bộ môn nhẹ nhàng như: yoga, đi bộ,... để tăng cường sức khỏe.
Nên tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho bà bầu giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ nên bổ sung các loại vitamin như: acid folic, B6, canxi,... giúp cho quá trình phát triển của thai được hoàn hảo.
Trong giai đoạn này, người mẹ sẽ thường xuyên mệt mỏi và chán ăn. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng như: axit folic, canxi, sắt, protein có nhiều trong ngũ cốc, rau xanh, các loại đậu, thịt, cá, trứng,...
Bạn cần lưu ý một số thực phẩm không tốt cho giai đoạn này như: rau răm, dứa, đu đủ xanh, rau ngót,... sẽ gây co thắt tử cung, dọa sảy thai.
Đồng thời, các mẹ cần phải ăn chín uống sôi để bảo vệ cơ thể và sức khỏe thai tốt nhất.
Trong 3 tháng đầu thai phụ cần chú ý đến những vấn đề quan trọng như:
- Hiểu rõ ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
- Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/quá muộn.
- Trong 3 tháng đầu, người mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng ảnh hưởng đến thai nhi.
- Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.
Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (028) 3773 4017 hoặc đặt lịch trực tiếp website www.sog.vn trên toàn Hệ Thống để được hỗ trợ nhanh chóng.
Xem thêm gói khám sức khỏe sinh sản tại Hệ thống Phòng Khám.
10, Tháng 5, 2023 |
24, Tháng 5, 2023 |
5, Tháng 6, 2023 |
5, Tháng 5, 2023 |
19, Tháng 6, 2023 |
10, Tháng 6, 2023 |