Cấy que tránh thai có đau như bạn nghĩ?

10, Tháng 5, 2023 |

ADMINISTRATOR

Views Count 672
Comments Count

Việc lựa chọn biện pháp ngừa thai phù hợp có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người. Thực hiện cấy que tránh thai là một trong những biện pháp hiệu quả, không phiền phức, người phụ nữ không phải nhớ để uống hàng như thuốc tránh thai.

 

Cấy que tránh thai là gì?

 

Cấy que tránh thai là một thanh nhựa nhỏ có chứa nội tiết tố bên trong và được cấy dưới da cánh tay. Nội tiết tố này có tác dụng ức chế rụng trứng, làm mỏng nội mạc tử cung và làm cho dịch nhầy cổ tử cung đặc lại, ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng. 

 

Cấy que tránh thai có đau như bạn nghĩ?

 

Khi cấy que ngừa thai, bác sĩ sẽ gây tê mặt trong cánh tay không thuận của bạn (thường là tay trái), tiếp tục dùng một dụng cụ chuyên biệt luồn que cấy dưới da. Phương pháp hoàn toàn nhẹ nhàng và nhanh chóng. Khi tháo bỏ, bác sĩ sẽ gây tê và gắp ra.

 

Ai không nên cấy que tránh thai?

 

Cấy que tránh thai là biện pháp ngừa thai hiệu quả, tuy nhiên những người nên tránh cấy que tránh thai như:

 

- Nghi ngờ đang mang thai. Trước khi thực hiện, bạn cần phải làm xét nghiệm và chắc chắn rằng mình không mang thai.

 

- Uống một số thuốc có thể làm giảm hiệu quả ngừa thai ví dụ như thuốc điều trị HIV, lao, động kinh, một số thuốc kháng sinh như rifabutin or rifampicin

 

Cấy que tránh thai có đau như bạn nghĩ?

 

- Chảy máu không rõ nguyên nhân giữa các chu kỳ hoặc sau khi quan hệ

 

- Có tiền sử ung thư vú, đột quỵ, bệnh gan nặng, bệnh huyết khối.

 

Ưu, nhược điểm của cấy que tránh thai

 

Ưu điểm

 

- Hiệu quả của phương pháp lên đến hơn 98%, có tác dụng lâu dài đến 3 năm. Khi muốn có con trở lại bạn chỉ cần tháo bỏ que cấy. 

 

Cấy que tránh thai có đau như bạn nghĩ?

 

- Hơn 90% phụ nữ sẽ rụng trứng 3-4 tuần sau tháo que. Cấy dưới cánh tay khá nhẹ nhàng, kín đáo, thẩm mỹ.

 

- Thích hợp với những bạn không dùng được thuốc vỉ ngừa thai có chứa estrogen: đang cho con bú, tăng huyết áp, hút thuốc lá, tiểu đường, trên 40 tuổi... 

 

- Không gây biến chứng trong lòng tử cung như: viêm nhiễm, vòng tụt thấp làm có thai ngoài ý muốn, không ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng, giảm lượng máu kinh và đau bụng kinh…

 

Nhược điểm

 

- Chi phí khá cao.

 

- Có thể xảy ra một số tai biến khi cấy que: nhiễm trùng chỗ cấy, tụ máu, dị ứng, que cấy dịch chuyển (thường dưới 2cm).

 

- Tỷ lệ tai biến khá thấp chỉ từ 0,2-1%.

 

Cấy que tránh thai có đau không?

 

- Cấy que tránh thai cũng giống như những phương pháp tránh thai khác, ban đầu cơ thể có thể chưa quen với vật thể lạ.

 

- Trong quá trình cấy que tránh thai, đa phần tất cả chị em không bị đau. Một số ít tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người có cảm giác đau nhẹ  như kim châm trong vài giây. Có những người sau khi hết thuốc tê có thể đau mức độ nặng hơn, tay không làm được việc nặng trong 1, 2 ngày đầu tiên. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể và sẽ dần trở lại bình thường sau một vài ngày hoặc 1, 2 tuần.

 

Tác dụng phụ của cấy que tránh thai

 

- Nhức đầu, nổi mụn, tăng cân, căng vú, thay đổi tính khí.

 

Cấy que tránh thai có đau như bạn nghĩ?

 

- Thay đổi kinh nguyệt: đa phần các bạn sẽ có chu kỳ kinh ít đi hoặc không có kinh. Đây là do tác dụng của thuốc nội tiết, hoàn toàn không phải bệnh. Khi tháo que cấy ra thì kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại bình thường.



Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (028) 3773 4017 hoặc đặt lịch trực tiếp website www.sog.vn trên toàn Hệ Thống để được hỗ trợ nhanh chóng.  

 

Tham khảo ngay gói khám sức khỏe tầm soát phụ khoa tại Hệ thống .

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

MRI có tầm soát được dị tật thai nhi từ tuần 12 - 15  không?

31, Tháng 5, 2024 |

Admin

MRI có tầm soát được dị tật thai nhi từ tuần 12 - 15  không?

MRI không được sử dụng thường xuyên để tầm soát dị tật thai nhi trong giai đoạn 12-15 tuần vì đây không phải là thời điểm tối ưu để sử dụng công nghệ MRI cho mục đích này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, MRI có thể được cân nhắc sử dụng sớm hơn trong thai kỳ. Dưới đây là lý do và chi tiết về việc sử dụng các phương pháp khác nhau trong tầm soát dị tật thai nhi sớm.
Views Count 687
Comments Count
Đọc thêm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond