Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý

19, Tháng 10, 2023 |

ADMINISTRATOR

Views Count 174
Comments Count

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường gặp ở các mẹ bầu và có khả năng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nhiều mẹ thắc mắc không biết bệnh lý này có nguy hiểm không và dấu hiệu nhận biết bệnh là gì?

 

Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?

 

Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý

 

Tiểu đường thai kỳ xuất hiện hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai. Điều này có nghĩa là phụ nữ mang thai không có tiểu đường trước đó nhưng phát triển mức độ đường huyết cao trong thời kỳ mang thai. Đây là một trạng thái tạm thời và thường biến mất sau khi phụ nữ mang thai sinh nở.

 

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ

 

- Yếu tố di truyền: Người phụ nữ có một lịch sử gia đình của tiểu đường loại 2 (đặc biệt là ở các bậc thân sinh, như cha mẹ hoặc anh chị em) có nguy cơ cao hơn mắc tiểu đường thai kỳ.

 

- Tăng cân đột ngột: Phụ nữ có trọng lượng cơ thể cao trước khi mang thai hoặc tăng cân nhanh chóng trong thời kỳ mang thai có nguy cơ cao hơn. Sự tăng cân đột ngột có thể làm tăng sự kháng insulin, làm cho cơ thể khó khăn hơn trong việc duy trì mức độ đường huyết bình thường.

 

- Kháng insulin: Trong một số trường hợp, cơ thể phụ nữ mang thai có thể sản xuất đủ insulin, nhưng cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả (tình trạng được gọi là kháng insulin). Điều này dẫn đến việc đường huyết tăng cao.

 

- Hormone thai kỳ: Các hormone sản xuất trong thời kỳ mang thai có thể gây ra sự đề xuất kháng insulin, đặc biệt là hormone prolactin và cortisol.

 

Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý

 

Các chỉ số cho thấy mẹ mắc tiểu đường gồm:

 

- Glucose trong máu ở lúc đói lớn hơn 92mg/dl

- Đường trong máu cao hơn 180 mg/dl ở 1 giờ sau ăn.

- Glucose trong máu sau ăn 2 giờ ở mức trên 150 mg/dl.

 

Những dấu hiệu cảnh báo tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu

 

Dễ khát nước

 

Khi thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ dễ cảm thấy khát nước, nhất là vào ban đêm. Nguyên nhân là do đường trong máu quá cao khiến các tế bào phải phân tách nước để làm loãng máu, giảm tình trạng dư thừa glucose quá mức. Thời gian dài tách nước làm các tế bào bị “khát”, dẫn đến thai phụ phải uống nhiều nước hơn để bù vào lượng nước thiếu hụt. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời của cơ thể để hạn chế ảnh hưởng nhất có thể.

 

Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý

 

Ngoài ra, mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường còn cảm thấy buồn tiểu thường xuyên và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn bình thường. Chú ý quan sát, có thể thấy nước tiểu kéo kiến đến độ hòa tan đường.

 

Vết thương, vết bầm tím lâu lành

 

Người bị tiểu đường sẽ có hệ thống miễn dịch suy giảm do các tế bào bạch cầu – tế bào có khả năng sản sinh kháng thể – bị suy giảm chức năng do đường huyết tăng cao.

 

Bên cạnh đó, những người mắc bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường cũng gặp tình trạng giảm khả năng tuần hoàn máu. Vì vậy, ngoài việc lâu lành vết thương, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với chứng xơ vữa động mạch.

 

Thị lực giảm trong thời gian ngắn

 

Lượng đường trong máu tăng bất thường làm cho thủy tinh thể bị sưng. Lâu dần, mẹ bầu sẽ cảm thấy mờ mắt, hạn chế tầm nhìn. Thông thường, tình trạng mờ mắt không xảy ra thường xuyên, nếu có thì cũng chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, một vài mẹ bầu cho hay họ cảm thấy mờ mắt kéo dài cho tới khi sinh xong.

 

Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý

 

Mờ mắt kèm đau đầu dễ làm thai phụ nhầm lần với chững mệt mỏi do ốm nghén.

 

Mệt mỏi kéo dài

 

Hầu hết những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ đều cho biết triệu chứng mệt mỏi là cơ bản nhất. Thời gian mang thai, mẹ thường cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng này sẽ gia tăng đặc biệt ở những mẹ bị rối loạn insulin. Nguyên nhân là do các tế bào cơ không được cung cấp đủ đường, lại phải tách nước để hòa tan đường trong máu làm chúng bị thiếu năng lượng. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao mẹ thấy chân tay rã rời và dễ cảm thấy buồn ngủ.

 

Vùng kín bị viêm nhiễm

 

Rất nhiều mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ kết hợp với tình trạng viêm nhiễm vùng kín kéo dài. Nhiều mẹ thắc mắc tại sao vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không quan hệ nhưng vẫn bị viêm nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này xuất phát từ hệ miễn dịch bị suy giảm. Khi đó, các vi khuẩn có lợi tại vùng kín bị suy yếu, là điều kiện để những vi khuẩn, nấm gây hại xâm nhập, gây bệnh.

 

Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý

 

Mẹ bầu dễ thấy ngứa rát, cảm giác nóng ran tại vùng nhạy cảm, chưa kể dịch âm đạo có mùi bất thường.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website www.sog.vn trên toàn Hệ Thống để được hỗ trợ nhanh chóng. 

 

Xem thêm: Gói khám sức khỏe sinh sản tại Hệ Thống Phòng Khám.

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bệnh Bạch Hầu: Tất cả những gì bạn cần biết về căn bệnh này

9, Tháng 7, 2024 |

Admin

Bệnh Bạch Hầu: Tất cả những gì bạn cần biết về căn bệnh này

Bệnh bạch hầu là một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng với sự chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhiều bệnh nhân đã có thể sống lâu hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Việc tăng cường kiến thức và nhận thức về bệnh bạch hầu là cách hiệu quả nhất để chống lại căn bệnh này.
Views Count 265
Comments Count
Đọc thêm

Đối tác y khoa Diamond