17, Tháng 4, 2024 |
4, Tháng 12, 2023 |
Tiền sản giật thời kỳ mang thai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Điều đáng nói là không phải sản phụ nào cũng biết được hội chứng này để nhận biết và điều trị ngay. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguy cơ tiền sản giật có sinh thường được không?
Theo các Chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiền sản giật vẫn chưa có kết quả rõ ràng. Tuy nhiên, sự mất cân bằng prostaglandin trong cơ thể khiến dẫn đến nguy cơ tiền sản giật tăng cao như:
Tăng huyết áp: Phụ nữ mang thai có huyết áp tối đa cao hơn 30mmHg hay tối thiểu tăng cao hơn 15mmHg so với huyết áp ở thời điểm chưa mang thai cần chú ý thăm khám và tham khảo ngay ý kiến bác sĩ, vì huyết áp càng cao thì nguy cơ tiền sản giật càng lớn.
Protein niệu tăng cao: Lượng protein trong nước tiểu càng cao thì nguy cơ mắc tiền sản giật càng lớn. Để xét nghiệm được chính xác nhất thì nước tiểu của sản phụ phải được lấy trong 24h.
Phù nề: Ở thai phụ bình thường, sự phù nề chỉ diễn ra trong 3 tháng cuối chỉ phù nhẹ ở chân, thường phù về chiều. Khi được nằm nghỉ, kê cao chân thì sẽ hết. Nếu phù nề do triệu chứng của tiền sản giật, thai phụ sẽ bị phù toàn thân, cả buổi sáng và kê cao chân cũng không hết được. Tình trạng nặng còn có thể bị phù tràn dịch đa nang hay phù não rất nguy hiểm.
Thiếu máu: mệt mỏi, da xanh xao và niêm mạc nhợt nhạt.
Tiêu hóa: Buồn nôn, đau vùng thượng vị và đau hạ sườn phải.
Thần kinh: Đau vùng chẩm, mệt mỏi, dùng thuốc giảm đau không đỡ.
Thị giác: Hoa mắt, chóng mặt, thị lực giảm, nhạy cảm với ánh sáng.
Thai phụ bị tiền sản giật hoàn toàn có thể sinh thường.
Theo các bác sĩ, thai phụ bị tiền sản giật hoàn toàn có thể sinh thường. Có gần 40% sản phụ bị tiền sản giật được theo dõi sinh thường an toàn trong khi phần còn lại được mổ lấy thai. Dựa vào tình trạng của mẹ và bé, Bác sĩ sẽ cân nhắc để lựa chọn cách sinh phù hợp nhất.
Mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật thường được khuyến khích sinh mổ hơn là sinh thường vì có nguy cơ sinh non thiếu tháng và khó khăn trong quá trình chuyển dạ.
Tuy nhiên, khi thai nhi đã phát triển tới tuần thứ 35 và 36, cổ tử cung người mẹ đã mềm thì vẫn có cơ hội sinh thường, bác sĩ sẽ theo dõi kỹ bà bầu trong suốt quá trình chuyển dạ.
Trường hợp tiền sản giật nhẹ, thai nhi non tháng, người mẹ có điều kiện và kiến thức có thể tự theo dõi. Tái khám mỗi tuần 1 lần.
Tại bệnh viện: Làm các xét nghiệm, huyết đồ, chức năng gan, thận, xét nghiệm đông máu toàn bộ, nhóm máu và tổng phân tích nước tiểu. Đo monitoring sản khoa, siêu âm thai Doppler, hướng dẫn theo dõi cử động thai máy.
Tại nhà: Đo huyết áp ngày 2 lần (sáng, chiều), theo dõi các thông số đo được, cân nặng, thai máy, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc.
Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (028) 3773 4017 hoặc đặt lịch trực tiếp website www.sog.vn trên toàn Hệ Thống để được hỗ trợ nhanh chóng.
Xem thêm gói khám sức khỏe sinh sản tại Hệ thống Phòng Khám.
17, Tháng 4, 2024 |
29, Tháng 12, 2023 |
12, Tháng 10, 2023 |
13, Tháng 12, 2023 |
12, Tháng 10, 2023 |
25, Tháng 5, 2023 |