Ghi nhận nhiều biến thể phụ của Omicron tại Việt Nam

15, Tháng 3, 2023 |

ADMINISTRATOR

Views Count 465
Comments Count

Theo 'Kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2023' do Bộ Y tế vừa ban hành, tiêm chủng đầy đủ vắc xin Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác là một trong các nhóm vấn đề được chú trọng.

Với sốt xuất huyết, năm 2022 cả nước ghi nhận trên 371.000 trường hợp mắc và 144 trường hợp tử vong; so với năm 2021, số mắc tăng hơn 5 lần, tử vong tăng 5,3 lần; số mắc cao hơn số mắc trung bình năm các giai đoạn trước.

Trong năm 2022 ghi nhận 2 ca bệnh đậu mùa khỉ là các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài và 1 trường hợp dương tính với cúm A(H5)...

Từ đầu dịch Covid-19 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 11,5 triệu ca mắc Covid-19, hơn 43.000 trường hợp tử vong. Trong nước đã ghi nhận sự xuất hiện nhiều biến thể phụ của Omicron, bao gồm: BA.1, BA.2, BA.4, BA.5, BA. 2.12.1, BA.2.74, BA.2.75, XBB.

Bộ Y tế đánh giá phòng chống dịch Covid-19 khó khăn do bệnh diễn biến khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; các biến chủng mới, các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi, xuất hiện, miễn dịch giảm theo thời gian, xu hướng dịch bệnh khó dự báo. Tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 ở một số nơi còn thấp; tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 3 cho người từ 12 đến dưới 18 tuổi và mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi chưa đạt tiến độ.

Để chủ động ứng phó các tình huống dịch bệnh truyền nhiễm, trong nước tiếp tục theo dõi, bám sát các diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới, đặc biệt với Covid-19, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi và các bệnh lưu hành; thường xuyên đánh giá, phân tích, nhận định, dự báo tình hình. Tập trung đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, nhất là tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4; tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Bên cạnh đó, duy trì triển khai tiêm chủng mở rộng, tổ chức tiêm vét, tiêm bổ sung để trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt tỷ lệ từ 95% tại các xã, phường. Trong 3 năm chống dịch Covid-19 vừa qua, số trẻ em chưa tiêm chủng còn cao, khả năng miễn dịch giảm, các dịch bệnh dự phòng bằng vắc xin có nguy cơ gia tăng...

Theo báo thanhnien.

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

Dây rốn quấn cổ thai nhi thì phải làm sao?

17, Tháng 4, 2024 |

Admin

Dây rốn quấn cổ thai nhi thì phải làm sao?

Dây rốn là hệ thống cung cấp quan trọng nhất cho sự phát triển của bé yêu. Nó chứa những yếu tố thiết yếu như máu, oxy và chất dinh dưỡng, giúp đảm bảo bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt. Mọi vấn đề xảy ra với dây rốn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Tuy nhiên, hãy yên tâm vì đa số trường hợp không gây hại đến bé và có thể được giải quyết một cách dễ dàng.
Views Count 410
Comments Count
Đọc thêm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond