Mẹ bầu bị nghén thì phải làm sao?

4, Tháng 5, 2023 |

ADMINISTRATOR

Views Count 613
Comments Count

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi đội ngũ Bác sĩ Khoa Sản Phụ Khoa - Hệ Thống Y Khoa Diamond TP. HCM. Buồn nôn (ốm nghén) là tình trạng phổ biến của thai kỳ. Phụ nữ phải trải qua tình trạng ốm nghén không chỉ về thể chất, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý dẫn đến sự mệt mỏi. Vậy cách để giảm nghén khi mang thai là gì? 

 

Nôn nghén ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

 

Buồn nôn khi mang thai thường là tình trạng gây phiền toái ở phụ nữ. Có đến hơn 70% mẹ bầu bị buồn nôn ở thời kỳ đầu mang thai (bắt đầu tuần thứ 9). Đây không chỉ là dấu hiệu mang thai sớm mà còn là triệu chứng phổ biến trong 3 tháng đầu hoặc kéo dài trong suốt thời gian mang thai.

 

 

Mẹ bầu bị nghén thì phải làm sao?

 

Cần làm gì để giảm nghén khi mang thai?

 

Với những giả thuyết về nguyên nhân nêu trên, nôn nghén dường như là điều tất yếu phải xuất hiện trong thai kỳ của bạn. Bởi vậy, nếu như buồn nôn và nôn là nhẹ, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn thì việc áp dụng các biện pháp làm giảm nghén khi mang thai là không cần thiết.

 

Các biện pháp giúp giảm thiểu tình trạng nghén khi mang thai mà không cần dùng thuốc đó là:

 

Vitamin trước khi sinh

 

Vitamin chủ yếu là do hàm lượng sắt và kích thước viên vitamin lớn. Các tác dụng phụ phổ biến nhất từ ​​việc sử dụng vitamin trước khi sinh là táo bón, buồn nôn và nôn. 

 

Mẹ bầu bị nghén thì phải làm sao?

 

Trong ba tháng đầu, người phụ nữ có thể dùng axit folic hoặc uống vitamin tổng hợp không chứa sắt, vì điều này có thể giúp giảm nghén khi mang thai trước khi đi ngủ. Sau khi tình trạng nghén giảm, thai phụ tiếp tục dùng vitamin tổng hợp thường xuyên.

 

Xúc miệng thường xuyên nếu nước bọt tiết quá nhiều

 

Mẹ bầu không nên nuốt quá nhiều nước bọt, điều này có thể làm tăng triệu chứng nôn nghén khi mang thai. Nhổ nước bọt và súc miệng thường xuyên giúp giảm nghén khi mang thai.

 

Một số lời khuyên cụ thể khác giúp giảm nghén khi mang thai

 

Mẹ bầu bị nghén thì phải làm sao?

 

- Tránh thực phẩm và mùi gây buồn nôn, tránh đồ cay, nóng, nên chọn thực phẩm có lượng protein cao.

- Giữ bánh quy trên giường và ăn một ít trước khi rời khỏi giường. Dành một chút thời gian cho tiêu hóa và hoạt động từ từ khi bạn đã sẵn sàng.

- Ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong suốt cả ngày thay vì ba bữa ăn lớn.

- Ăn thực phẩm khô như: gạo trắng, bánh mì nướng khô hoặc khoai tây nướng,... cũng giúp giảm nghén khi mang thai.

- Bổ sung ít nhất 2 lít chất lỏng hàng ngày gồm: nước, đồ uống, canh,... với số lượng nhỏ uống thường xuyên

- Giữ phòng luôn thông thoáng hoặc ra ngoài hít thở không khí trong lành.

- Nghỉ ngơi nhiều hơn.

- Ngửi gừng, chanh hoặc uống nước chanh, có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng có tác dụng giảm nghén khi mang thai và an toàn cho suốt thai kỳ.

 

Cần phải đến gặp bác sĩ khi có các biểu hiện sau

 

- Sút cân, kiệt sức nghiêm trọng trong thời gian ngắn.

- Nôn nghén kéo dài sau thời kỳ 3 tháng đầu.

- Nôn nghén nhiều kèm bụng lớn quá nhanh so với tuổi thai.

- Đi tiểu lượng rất ít hoặc nước tiểu có màu đỏ sẫm.

- Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy.

 

Mẹ bầu bị nghén thì phải làm sao?

 

Như vậy, giảm nghén khi mang thai góp phần mang lại cho phụ nữ một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và thoải mái về tâm lý. Khi có bất kỳ lo lắng nào về việc nghén khi mang thai, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn về sức khỏe, tâm lý và chỉ định các biện pháp giúp giảm nghén khi mang thai.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ thống Diamond để được hỗ trợ.

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond