Xét nghiệm - Tổng phân tích nước tiểu

15, Tháng 3, 2023 |

ADMINISTRATOR

Views Count 803
Comments Count

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là phương pháp xét nghiệm sàng lọc thường quy, được sử dụng rất phổ biến trong lâm sàng. Cùng theo dõi bài viết sau để bạn hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

 

Mục đích của xét nghiệm phân tích nước tiểu

 

Tổng phân tích nước tiểu là một xét nghiệm thường quy không thể thiếu trong bài kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ.

 

Xét nghiệm - Tổng phân tích nước tiểu

 

Bên cạnh đó, khi bác sĩ nghi ngờ tình trạng nhiễm trùng thận và đường tiết niệu, hoặc các bệnh lý khác gây thay đổi thành phần trong nước tiểu, cũng sẽ chỉ định xét nghiệm này.

 

Ngoài ra, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu được chỉ định như một phần của quy trình khám lâm sàng cho bệnh nhân trước khi mổ và cho bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú.

 

Cách thực hiện xét nghiệm phân tích nước tiểu

 

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu tiến hành trên mẫu nước tiểu do bệnh nhân tự thu thập. Cách thực hiện xét nghiệm này như sau:

 

Đối với nam giới

 

- Nhận bình chứa nước tiểu vô trùng từ nhân viên y tế.

- Rửa sạch tay bằng xà phòng.

- Lau quy đầu bằng nước sạch.

- Lấy nước tiểu giữa dòng, sau khi bắt đầu tiểu một vài giây vào bình chứa.

- Đóng kín bình chứa.

 

Đối với nữ giới

 

- Nhận bình chứa nước tiểu vô trùng từ nhân viên y tế.

- Rửa sạch tay bằng xà phòng.

- Vạch môi lớn, môi bé và lau qua lỗ tiểu bằng một động tác lau duy nhất từ trước ra sau, sau đó rửa bằng nước sạch.

- Lấy nước tiểu giữa dòng, sau khi bắt đầu tiểu một vài giây vào bình chứa.

- Đóng kín bình chứa.

 

Đối với xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, mẫu nước tiểu nên được đưa ngay tới phòng xét nghiệm để phân tích trong vòng 2 giờ. Bởi vì khi để quá lâu, vi khuẩn trong nước tiểu sẽ phân hủy ure thành amoniac khiến nước tiểu trở nên kiềm, có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của các thành phần  protein, glucose, ceton, bilirubin và urobilinogen niệu. 

 

Ý NGHĨA KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU

 

Dưới đây là những thành phần và kết quả tổng phân tích nước tiểu chuẩn y khoa:

 

SG (Specific Gravity – Trọng lượng riêng)

 

Ý nghĩa: Là dấu hiệu giúp đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước).

 

- Chỉ số bình thường: 1.015 - 1.025.

- Tỷ trọng tăng trong bệnh đái tháo đường, giảm trong bệnh đái tháo nhạt. Tỷ trọng thấp kéo dài cũng thường gặp trong suy thận.

 

Xét nghiệm - Tổng phân tích nước tiểu

 

LEU hay BLO (Leukocytes – Tế bào bạch cầu)

 

Ý nghĩa: Là dấu hiệu giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường niệu. Khi cho ra kết quả dương tính nghĩa là nhiễm trùng đường tiểu, cần vệ sinh sạch sẽ và uống nhiều nước.

 

- Bình thường: Âm tính.

- Khi xét nghiệm nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm. Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định loại vi khuẩn gây viêm nhiễm.

 

NIT (Nitrit – Hợp chất do vi khuẩn sinh ra)

 

Ý nghĩa: Là dấu hiệu phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu;

 

- Bình thường: Âm tính.

- Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu tạo ra 1 loại enzyme có khả năng chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm thấy nitrite có nghĩa là có nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.

 

Độ pH (Độ acid)

Ý nghĩa: Đánh giá độ acid của nước tiểu;

 

- Bình thường: 4,6 - 8.

- Dùng để đánh giá nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. Khi pH=4 có nghĩa là trong nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.

- Khi xét nghiệm nước tiểu pH tăng nghĩa là có nhiễm khuẩn thận, suy thận mạn, hẹp môn vị, nôn mửa, tiêu chảy mất nước, giảm khi nhiễm toan ceton do tiểu đường.

 

Blood (BLD)

 

Ý nghĩa: Đây là dấu hiệu cho biết có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận;

 

- Bình thường không có.

- Viêm, bệnh, hoặc những tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm xuất hiện máu trong nước tiểu.

 

PRO (Protein)

 

Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng đường tiểu, giúp phát hiện bệnh tiền sản giật trong thai kỳ;

 

- Bình thường không có.

- Trường hợp xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, tình trạng của thai phụ có thể liên quan đến các chứng: mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, thiếu nước, tăng huyết áp, bệnh về thận... Cuối thai kỳ, nếu lượng protein trong nước tiểu nhiều, thai phụ có khả năng bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. 

-Nếu thai phụ bị phù ở mặt và tay, tăng huyết áp thai kỳ (140/90 mmHg), bạn cần được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng là dấu hiệu cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.

 

GLU (Glucose – Đường)

 

Ý nghĩa: Là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Glucose xuất hiện trong nước tiểu khi giảm ngưỡng thận hoặc có những bệnh lý ống thận, tiểu đường, viêm tuỵ, Glucose niệu do chế độ ăn uống.

 

Xét nghiệm - Tổng phân tích nước tiểu

Mẫu xét nghiệm phân tích nước tiểu.

 

- Bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai.

- Là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít Glucose. Khi lượng đường huyết trong máu tăng rất cao, ví dụ như trong bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng được tìm thấy trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc bị bệnh.

- Nếu bạn ăn nhiều thức ăn ngọt trước khi xét nghiệm nước tiểu, sự gia tăng glucose trong nước tiểu là điều bình thường. Nếu lượng đường trong nước tiểu được xét nghiệm lần hai cao hơn lần đầu, dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu xuất hiện các chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra lượng đường huyết.

 

ASC (Soi cặn nước tiểu)

 

Ý nghĩa: Là dấu hiệu giúp phát hiện các tế bào trong viêm nhiễm thận, đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu...

 

- Soi cặn trong nước tiểu để đánh giá bệnh lý về thận.

- Chỉ số bình thường: 5-10 mg/dL hoặc 0.28 - 0.56 mmol/L.

 

KET (Ketone – Xeton)

 

- Dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường không được kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.

- Bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai.

- Chỉ số bình thường: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L.

- Đây là chất được thải ra ở đường tiểu, dấu hiệu nhận biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường.

- Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu phát hiện lượng xeton, kèm theo các dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, thai phụ nên được bác sĩ chỉ định truyền dịch và dùng thuốc. Để giảm hết lượng xeton, thai phụ nên thư giãn, nghỉ ngơi và cố gắng không bỏ bất kỳ bữa ăn nào.

 

UBG (Urobilinogen)

 

- Ý nghĩa: Là dấu hiệu giúp phát hiện bệnh xơ gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, suy tim xung huyết có vàng da...

- Bình thường không có.

- Đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của Bilirubin. Nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ Urobilinogen có trong nước tiểu. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.

 

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu thường không cung cấp chẩn đoán xác định. Bác sĩ sẽ đánh giá kết quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu cùng các xét nghiệm khác hoặc yêu cầu thêm các xét nghiệm để xác định các bước tiếp theo. Nếu chỉ số xét nghiệm nước tiểu vượt mức chỉ số bình thường bạn cần được sự chỉ định phương pháp điều trị kịp thời, đúng cách từ Bác sĩ.

 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵 𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website trên toàn Hệ thống Y Khoa Diamond để được hỗ trợ.

Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond