Mẹ bầu nên làm gì khi bị thiếu nước ối?

24, Tháng 11, 2023 |

ADMINISTRATOR

Views Count 314
Comments Count

Nước ối đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Khi lượng ối trong bụng mẹ quá ít sẽ gây ra những nguy cơ như: thiểu sản phổi, khoèo chi, chèn ép dây rốn,... Do đó, mẹ bầu cần nắm rõ những thông tin về tình trạng thiếu ối để có những cách phòng ngừa và xử lý kịp thời.

 

Thế nào là thiếu ối khi mang thai?

 

Trong suốt thai kỳ, nước ối có tác dụng giúp bảo vệ thai nhi và dây rốn, tạo không gian để thai cử động và phát triển. Khi xảy ra hiện tượng thiểu ối, đó là tình trạng lượng nước ối bao quanh em bé thấp hơn mức bình thường. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai và tăng nguy cơ dây rốn bị chèn ép gây thiếu máu thai nhi. Ngoài ra, bất thường lượng nước ối cũng là một dấu hiệu cho thấy có bất thường của mẹ, thai hoặc bánh nhau.

 

Mẹ bầu nên làm gì khi bị thiếu nước ối?

 

Thông thường khi khám thai, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tư vấn sớm khi lượng ối ở mức ít để được theo dõi.

 

Các chẩn đoán được thực hiện qua siêu âm thai, bằng cách đo các chỉ số ối.

 

Nguyên nhân nào gây thiểu ối?

 

Mẹ bầu nên làm gì khi bị thiếu nước ối?

 

Thiểu ối có thể đơn giản là do vỡ ối hoặc nước ối bị rò rỉ ra ngoài. Trước khi đưa ra các nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ khám để loại trừ nguyên nhân này.

 

Mặc khác, thiểu ối có thể liên quan đến các tình trạng bất thường sau:

 

- Thai dị tật bẩm sinh, các vấn đề về đường tiết niệu hoặc thận của em bé.

 

- Thai chậm phát triển, thai quá ngày dự sinh.

 

- Nhiễm trùng bào thai, thai lưu.

 

- Nhau bong non, thuyên tắc hoặc thiếu máu cục bộ bánh nhau.

 

Mẹ bầu nên làm gì khi bị thiếu nước ối?

 

- Các bệnh lý của mẹ như: tiền sản giật, tăng huyết áp, bệnh mạch máu collagen, bệnh thận, bệnh máu khó đông hoặc do mẹ dùng một số thuốc trong thai kỳ.

 

- Cũng có những trường hợp thiểu ối không rõ nguyên nhân gây ra.

 

Thiểu ối có ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ?

 

- Thiểu ối có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, thường là ở 3 tháng cuối thai kỳ.

 

- Phần lớn mẹ bầu được chẩn đoán thiểu ối trong 3 tháng cuối có thể sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, nguy cơ thai chậm tăng trưởng, dây rốn bị chèn ép và tăng nguy cơ phải mổ lấy thai.

 

- Nếu thiểu ối được phát hiện trước 28 tuần, các nguy cơ cho thai như: sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh và thai lưu.

 

Mẹ bầu nên làm gì khi bị thiểu ối?

 

Hiện tại, không có biện pháp nào được chứng minh là có thể làm tăng lượng nước ối lâu dài. Tuy nhiên, bạn nên áp dụng một số cách có thể giúp tăng lượng ối tạm thời như:

 

- Nghỉ ngơi, hạn chế các vận động mạnh.

 

Mẹ bầu nên làm gì khi bị thiếu nước ối?

 

- Theo dõi cử động thai mỗi ngày

 

- Khám thai đều đặn: đo tim thai, theo dõi lượng nước ối cũng như các chỉ số sinh học của thai trên siêu âm, điều này giúp bạn kiểm tra liệu em bé vẫn đang phát triển tốt trong tử cung hay không.

 

- Truyền dịch vào buồng ối: thực hiện khi có chỉ định y khoa. Giúp tăng lượng nước ối tạm thời, hỗ trợ sự phát triển của thai trong thời gian ngắn. 

 

- Uống nhiều nước, nên tăng lượng nước uống vào 2 lít mỗi ngày có thể có ích trong một số trường hợp, đặc biệt ở những mẹ bầu bị thiếu nước, giảm thể tích tuần hoàn. Uống nhiều nước có thể cải thiện tuần hoàn tử cung - nhau.

 

Mẹ bầu nên làm gì khi bị thiếu nước ối?

 

- Sinh sớm khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

Có giải pháp nào ngăn ngừa thiểu ối không?

 

Hiện vẫn không có cách nào để ngăn ngừa thiểu ối. Nhờ đó có thể quản lý được các nguy cơ gây thiểu ối như: tiền sản giật, tăng huyết áp mạn, đái tháo đường.

 

Mẹ bầu nên làm gì khi bị thiếu nước ối?

 

Thiếu ối là tình trạng nghiêm trọng trong thai kỳ, do đó khám thai định kỳ là điều rất quan trọng. Mẹ bầu phát hiện thiểu ối sẽ được lên kế hoạch theo dõi và xác định thời điểm chấm dứt thai kỳ thích hợp. Đa số trường hợp thiểu ối xảy ra ở 3 tháng cuối và phần lớn những mẹ bầu này đều cho ra đời những em bé khoẻ mạnh.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (028) 3773 4017 hoặc đặt lịch trực tiếp website www.sog.vn trên toàn Hệ Thống để được hỗ trợ nhanh chóng.  

 

Xem thêm gói khám sức khỏe sinh sản tại Hệ thống Phòng Khám.

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond