Cách nhận biết bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ

31, Tháng 5, 2023 |

ADMINISTRATOR

Views Count 357
Comments Count

Bài viết được tham vấn bởi đội ngũ Bác sĩ Chuyên Khoa Nhi - Sơ sinh tại Hệ Thống Y Khoa Diamond TP. HCM.

 

Thời điểm giao mùa bắt đầu cũng là lúc nhiều dịch bệnh ở trẻ em bùng phát, trong đó có tay chân miệng. Giữ vệ sinh là điều quan trọng mà bố mẹ cần phải làm để bảo vệ con yêu. Đặc biệt, cần theo dõi, kịp thời nhận ra nếu con có dấu hiệu nhiễm độc để được điều trị đúng cách.

 

Nhận biết trẻ mắc bệnh Tay - Chân - Miệng

 

- Sốt: Sốt cao không giảm, dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

 

Cách nhận biết bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ

 

- Tổn thương ở da: Nổi mụn nước, rát đỏ, ở các vị trí như: họng, quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối,…

 

- Đau miệng, bỏ ăn, nôn ói, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc,…

 

- Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được theo dõi và kịp thời điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.

 

Các dấu hiệu bệnh nặng

 

Quấy khóc dai dẳng, cả đêm không ngủ: Nhiều cha mẹ thường nghĩ do bé có các nốt gây đau miệng nhưng thực tế không đúng. Đó là tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

 

Cách nhận biết bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ

 

Sốt cao trên 38,5 độ C, kéo dài 48h và không hạ: Các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng thuốc hạ sốt đặc biệt đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

 

Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh, ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng hay không.

 

Cách điều trị và chăm sóc

 

- Bệnh Tay - Chân - Miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu.

 

- Tổn thương niêm mạc miệng gây đau, dẫn đến hạ đường máu khiến trẻ ăn kém. Sau đây là những biện pháp điều trị mà cha mẹ có thể thực hiện tại nhà:

 

- Cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như: cháo loãng, sữa...

 

Cách nhận biết bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ

 

- Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng: nước lá chè, lá chân vịt,... Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

 

Nguyên tắc phòng bệnh

 

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ, sau khi đi vệ sinh,...

 

- Thực hiện ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống nên ngâm tráng nước sôi, không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay,…

 

Cách nhận biết bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ

 

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như: dụng cụ học tập, đồ chơi, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế,...

 

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.

 

Tóm lại, cha mẹ không được chủ quan, khi thấy con có những dấu hiệu kể trên, hãy đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám, hướng dẫn cụ thể.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵 𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ thống Y Khoa Diamond để được hỗ trợ.

 

Tham khảo ngay gói khám Nhi Sơ sinh - Nhi tại Hệ Thống Y Khoa Diamond.

Bình luận

TIN LIÊN QUAN

Bé tuổi nào có thể hút mũi?

15, Tháng 4, 2023 |

Admin

Bé tuổi nào có thể hút mũi?

Trẻ nhỏ hay gặp các vấn đề về hô hấp gây cản trở đường thở. Do đó, việc hút mũi cho trẻ là một trong những việc cần thiết. Tuy nhiên...
Views Count 675
Comments Count
Đọc thêm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Đối tác y khoa Diamond